Thủy Lệ, Vân Nam – Chợ phỉ thúy lớn nhất Trung Quốc

  Thụy Lệ (RuiLi), cửa khẩu nội địa lớn nhất khu vực Tây Nam Trung Quốc, là một trung tâm tập trung đá ngọc và ngọc phỉ thúy quan trọng ở Trung Quốc. 

 Từ thời nhà Hán, đây là khu vực trọng yếu về giao thương buôn bán đá quý giữa Trung Quốc và Myanmar.

Từ thời cổ đại đã có câu "Ngọc xuất Vân Nam", trong ghi chép xưa - "Lịch sử giao thông Trung - Ấn - Myanmar" miêu tả: "Kể từ khi lập nên nhà Nguyên, trong hàng trăm năm, các đồ trang sức, đá mỹ nghệ của vùng đất Mãnh Dưỡng được làm từ phỉ thúy, ngọc bích, đá đỏ, sapphire, hổ phách mã não, …phổ biến hơn ở đại lục do điều kiện giao thông thuận tiện. Các thương gia đến lấy và mang ngọc đi bán ở khắp mọi nơi. Vân Nam làm nơi trung chuyển, là một thị trường quan trọng, vì vậy nơi đây vừa buôn bán, vừa hình thành làng nghề mỹ nghệ, theo đó tên gọi 'Ngọc Vân Nam' xuất phát từ đây”. Trong đó Mãnh Dưỡng là khu vực trực thuộc Thụy Lệ quản lý.

Vào giữa triều đại nhà Minh ở Trung Quốc, quan thái giám ở huyện Tố Xuyên (Thụy Lệ) quận Vĩnh Xương, chuyên thu mua đồ trang sức và ngọc bích. Trong Hy Tông Thiên Khởi "Trực Chí" có ghi: "Quan lại chi tiền, và người dân trả đá quý cho quan lại". Ngày nay, khu vực sản xuất ngọc của Myanma (Mãnh Dưỡng), Bá Cảm, từng là lãnh địa của vương triều dân tộc Thái. Do đó, trong lịch sử, Thụy Lệ chính là nguồn cội ngọc phỉ thúy của Trung Quốc đồng thời là con đường chính tập kết và đưa ngọc phỉ thúy vào Trung Quốc.

   Đến thời nhà Thanh, với sự thay đổi phân cấp các quận và huyện, Đại Lý trở thành trung tâm phân phối chính của ngọc và phỉ thúy, duy trì đến Tân Trung Hoa. Sau khi cải cách mở cửa, con đường tơ lụa hình thành trở lại khi thương mại biên giới

ngày càng thịnh vượng, Thụy Lệ một lần nữa lấy lại thế thượng phong trong lĩnh vực đá ngọc.

    Sự thịnh vượng của thị trường ngọc phỉ thúy Thụy Lệ không chỉ được hưởng lợi từ vị trí địa lý của Ruili, mà còn do chính sách hải quan đặc cách cho cửa khẩu nội địa duy nhất này. Kể từ tháng 3 năm 1998, chính phủ Myanmar đã chính thức cho phép nguyên liệu ngọc phỉ thúy được vào Thụy Lệ theo hình thức mậu biên. Mỗi năm có khoảng 6.000 nguyên liệu ngọc được nhập khẩu từ Myanmar vào Thụy Lệ. 

Ngày nay, Thụy Lệ vẫn là đầu nguồn ngọc phỉ thúy của Trung Quốc và là trung tâm phân phối ngọc phỉ thúy lớn nhất cả nước. Trong những năm gần đây, Myanmar đã điều chỉnh chính sách quản lý kinh doanh ngọc phỉ thúy, theo đó, ngọc nguyên khai của khu Ba Cảm sẽ không trực tiếp vào cửa khẩu Trung Quốc thông qua Myitkyina, và các cửa khẩu xuất khẩu như Nayong, Xiema và Tengchong Nott Guyong và Cầu Khỉ tạm dừng hoạt động. Nguyên liệu thô được vận chuyển đến Chợ giao dịch đá quý Mandalay và Yangon để giao dịch, nộp thuế công khai.

Mandalay là trung tâm buôn bán đồ trang sức lớn nhất của Myanmar, chỉ cách cửa khẩu Thụy Lệ 390 km, với lợi thế địa lý vượt trội, Thụy Lệ trở thành một trong những trung tâm giao dịch đá quý quan trọng và phồn hoa nhất Trung Quốc./.

 

 

Người dịch

Phạm Viết Thăng

(Nguồn: http://m.aitaocui.cn/xzarticle/93138.html)