Tìm hiểu về ngọc phỉ thúy tím

Ngọc phỉ thúy có nhiều màu, trong đó chủ đạo là màu đỏ hoặc xanh lục, nhưng còn có một loại phỉ thúy khá đặc biệt nữa – ngọc phỉ thúy tím violet, loại phỉ thúy này thường có màu sắc nhạt, giống như màu hoa violet, thứ màu sắc đem lại cái cảm giác kỳ ảo, huyền bí. Có nhiều người ưa thích màu sắc này nhưng không phải ai cũng hiểu về nó, dưới đây là một số thông tin về ngọc phỉ thúy tím.

Nguyên nhân dẫn đến có màu tím

Các chuyên gia cho rằng, do đá gốc có hàm lượng nhỏ Mangan, nó có hiện tượng xâm nhập với các nguyên tố vi lượng khác ví dụ như sắt là khác nhau, tạo nên độ đậm nhạt, độ bóng cũng khác nhau.

Phân loại màu tím

Khi quan sát kỹ ngọc phỉ thúy tím, ta sẽ thấy các màu sắc có sự khác biệt, thông thường phân thành các màu: tím hoàng gia, tím đỏ, tím hồng, tím xanh, v.v

 Tím hoàng gia

Tím đỏ

Tím hồng

Tím Xanh

Tím Violet

Nguyên nhân câu nói “Ánh sáng chết” của màu tím violet

Với ngọc phỉ thúy tím, chúng ta chắc chắn từng nghe qua câu nói “Ánh sáng chết”, tức gặp ánh sáng là chết. Nguyên nhân do ngọc phỉ thúy tím khi nhìn dưới ánh đèn trong phòng kín sẽ rất đậm, sẫm màu, nhưng khi đem ra ngoài ánh sáng, đặc biệt là có ánh nắng chiếu mạnh, màu sẽ bị nhạt dần và gần như màu trắng, thậm chí là màu trắng hoàn toàn.

So sánh màu ngọc phỉ thúy tím trong phòng và ngoài trời:

Vậy tại sao ngọc phỉ thúy tím lại bị “Ánh sáng chết”

Ngọc phỉ thúy tím thường có thủy chủng không phải thật sự tốt, trong gốc có nhiều gợn tơ, độ trong suốt kém. Do vậy, trong điều kiện ánh sáng mạnh, độ phản quang của các gợn màu trắng mạnh hơn màu tím, nên sẽ biến sắc thành màu trắng. Đặc biệt là phỉ thúy tím hồng, do màu sắc nhạt nên độ phản quang càng lớn, mức độ biến sắc thành trắng mạnh.

Giá trị của Phỉ thúy tím

Thủy chủng của ngọc phỉ thúy tím chất lượng không cao, nguyên nhân là do sắc xuất chứa Mangan của chúng, đây cũng là nguyên nhân số lượng ngọc phỉ thúy tím không nhiều, với ngọc có thủy chủng chất lượng cao lại càng hiếm.

Phỉ thúy tím hồng có đặc điểm địa chất tương đối mịn, rất hiếm gặp những viên ngọc trong suốt; sau đó đến phỉ thúy tím cà, còn phỉ thúy tím xanh tường thô hơn, có tên gọi khác là tím đậu.

Ngọc phỉ thúy tím nếu nhìn dưới ánh sáng vàng sẽ có màu tím đậm hơn, khi giao dịch, mua sắm bạn nên chú ý điều này. Phỉ thúy có màu tím đậm, tính chất mịn, độ trong suốt cao đều rất quý và khó tìm, cũng là loại phỉ thúy ưa thích của người Âu, Mỹ.

Về giá trị, chúng ta hãy chiêm ngưỡng đôi hoa tai hơn 50 vạn NDT (khoảng 73.000$) được đấu giá ở Christies.

Đắt thế thật sao?

Xin hãy xem tiếp tác phẩm “bá đạo” hơn – Ngôi sao Triệu Nghi

Tác phẩm thuộc thủy chủng pha lê, nguyên khối nặng 8,5kg, loại phỉ thúy tím cao cấp nhất, nó có giá 600 triệu NDT ( khoảng 75 triệu $).

Đối với ngọc phỉ phí tím, độ quý hiếm chủ yếu do thủy chủng quyết định, nó phụ thuộc và mối liên hệ giữa xâm thực sắc tím và hàm lượng xâm thực.

Tiềm năng kinh tế khi sưu tầm phỉ thúy tím:

Vài năm gần đây, ngọc phỉ thúy ngày càng được ưa chuộng, theo đó là giá trị của chúng không ngừng tăng cao, đặc biệt là những ngọc phỉ thúy có thủy chủng tốt, chính vì vậy việc đầu tư sưu tầm ngọc phỉ thúy tím dự báo đem lại tiềm năng kinh tế rất khó định lượng.

 

Dưới đây là một số tác phẩm phỉ thúy tím tiêu biểu, xin cùng chiêm ngưỡng:

Trên đây là một số thông tin giới thiệu về ngọc Phỉ thúy tím, hay còn gọi là phỉ thúy tím violet, rất mong nhận được sự giao lưu chia sẻ với các đồng nghiệp có cùng sở thích về đá ngọc nói chung và về ngọc phỉ thúy tím nói riêng./.

 

Người dịch

Phạm Viết Thăng

(Nhân viên Biên phiên dịch - Phòng Hành Chính Tổng Hợp

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Đại Bảo)

Nguồn: http://www.360doc.com/content/19/0514/23/11387532_835752670.shtml