Tản mạn về 4 loại ngọc quý hàng đầu Trung Quốc

Ngọc là một dạng đá quý được nhiều người dân Á Đông đặc biệt ưa thích. Trong nền văn hóa Trung Quốc, ngọc là tượng trưng cho sự phú quý giàu sang, là bảo vật của sự kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp.

Người xưa ưa yêu ngọc, lấy ngọc để thể hiện sự cao sang thuần khiết. Trung Quốc cũng là một trong những nơi sản xuất ngọc nhiều nhất thế giới, trong đó phải kể đến 4 loại ngọc sau:

1. Ngọc Bích (Nephrite) Tân Cương

Ngọc Bích Tân Cương hay còn gọi là Ngọc Hòa Điền phân bố chủ yếu ở sườn bắc núi Côn Luân - Tân Cương, Trung Quốc. Ngọc Hòa Điền tuy được khai thác và phân bố chủ yếu ở huyện Hòa Điền thuộc tình Tân Cương nhưng thực chất tên gọi này lại không phải do địa danh mà là theo một dòng sản phẩm ngọc. Trung Quốc phân loại đá ngọc có thành phần hopfnerite (grammatite) trên 98% đều gọi là ngọc Hòa Điền, đây là quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia. Màu ngọc gồm có trắng, xanh lục, đen, vàng, đa số là đơn sắc, có bộ phận ít là tạp sắc, chất ngọc trong đục, độ cứng 5,5 -6,5, trong đó ngọc Hòa Điền trắng nổi tiếng nhất.

Ngọc Hòa Điền

2. Ngọc Tụ Nham Liêu Ninh

Ngọc Tụ Nham lấy tên theo địa danh huyện tự trị dân tộc Mãn -Tụ Nham, tỉnh Liêu Ninh, thuộc một trong 4 loại ngọc nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc. Ngọc Tụ Nham chủ yếu có hai loại:       Một là ngọc già, vân tử ngọc trong ngọc già gọi là đá sông mài, thuộc đá hofphnerite, có bề ngoài đơn giản, rắn chắc, màu vàng nhạt sáng, là loại ngọc quý.

Loại ngọc còn lại là ngọc bích Tụ Nham (còn gọi là ngọc Ngói) thuộc nhóm Serpentine, có đặc điểm rắn chắc, nhẵn bóng, tinh tế hài hòa, có màu lục sẫm đến lục trong như nước mặt hồ, trong đó màu lục sẫm trong là quý nhất.

3. Ngọc Độc Sơn

Ngọc Độc Sơn sản xuất tại núi Độc Sơn thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam; có tên gọi ngọc Độc Sơn hoặc “Ngọc Nam Dương”; “Ngọc Hà Nam”. Chất ngọc Độc Sơn rắn chắc (độ cứng 6,0-6,5), trơn bóng tinh tế, có các vân ngọc mềm mại ôn hòa, với 6 màu chủ đạo: lục, lam, vàng, tím, đỏ, trắng và 77 loại màu sắc khác nhau, là nguyên vật liệu chủ đạo trong đá mỹ nghệ, chạm khắc,  đồng thời cũng là đặc sản của tỉnh Hà Nam.

4. Ngọc Lam Điền

Ngọc Lam Điền khai thác tại khu vực Lam Điền thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, thuộc đá Diopside bị Serpentine mạnh. Màu ngọc gồm có trắng, vàng lúa, vàng lục, xanh táo, bóng ánh pha lê, trong đến bán trong, hình dạnh khối, phiến lớp, đốm hoa, cứng trung bình 2-6 độ, tỉ trọng khoảng 2,7g/cm3. Thành phần chủ yếu là Ngọc Lam Điền được người dân bản địa sử dụng từ thời kỳ đồ đá, đến thời Xuân thu Tần – Hán mới bắt đầu dùng phổ biến trong giới thượng lưu quý tộc. Nổi tiếng nhất là Ấn chuyền quốc của Tần Thủy Hoàng cũng đc làm từ ngọc Lam điền, chiếc ấn này tượng trưng cho quyền lực tối cao trị quốc của các đời vua xưa. Đến đời Đường là thời kỳ hoàng kim nhất của văn hóa ngọc Lam Điền, lưu truyền cho đời sau những tác phẩm rất quý giá.

 

 

Người dịch

Phạm Viết Thăng

(Nguồn: https://baijiahao.baidu.com/s?id=1594180417164538356&wfr=spider&for=pc)