Bốn mỏ vàng “ đặc biệt” trên thế giới

Trên thế giới, đến nay đã có tổng số khoảng 165.000 tấn vàng được khai thác. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc đâu là mỏ vàng lớn nhất.

  1. Mỏ vàng Kupol: Mỏ vàng cô đơn nhất thế giới

  Nằm ở dưới sâu các tảng băng ở phía đông Siberia, mỏ vàng Kupor có nhiệt độ thấp nhất - 50 C0 và là mỏ vàng lạnh nhất thế giới. Chỉ có một con đường duy nhất kết nối từ mỏ với thế giới bên ngoài, vào mùa hè nhiệt độ cũng chỉ hơn 10 C0, đây là một trong những mỏ có điều kiện khai thác khó khăn nhất trên thế giới.

Mỏ vàng được phát hiện vào những năm 40 và khôi phục khai thác vào năm 2008. Tại đây chủ yếu có vàng và bạc, với nhà máy tuyển có thể xử lý, cung ứng 4.500 tấn quặng vàng.

Mỏ Kupol có hơn 1.200 thợ mỏ, mỗi lần vào mỏ phải ở khoảng hai tháng, và làm việc liên tục 12 giờ trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Mỏ vàng cách thành phố gần nhất hơn 200 km và chỉ có thể di chuyển bằng máy bay.

Mỏ có cơ sở hạ tầng hiện đại, bao gồm khu vực sinh hoạt ấm áp, phòng xem TV giải trí, phòng tập thể chất và thậm chí có cả nhà thờ với đầy đủ tranh ảnh tín ngưỡng tôn giáo. Nhiều thực phẩm được đặt trước 2 năm và sau đó được vận chuyển đến mỏ thông qua hơn 350 km đường băng tuyết.

  1. Mỏ vàng Tam Sơn đảo: Mỏ vàng duy nhất khai thác dưới đáy biển của Trung Quốc

  Mỏ vàng Tam Sơn Đảo  nằm ở bán đảo Giao Đông với tổng diện tích thăm dò 17,91 km2, nằm trên đới thành quặng cấp I trong nước: Đới đứt gãy thành quặng Tam Sơn Đảo – Thương Thượng, thân quặng vàng vây quanh taapk trung và giàu quặng, điều kiện thành quặng hết sức thuận lợi, trữ lượng lớn. Đây là một trong những mỏ vàng quy mô lớn hiếm gặp trên thế giới, đồng thời cũng là mỏ có trữ lượng lớn nhất trong nước.

Vào năm 2015, sau hơn 3 năm tiến hành thăm dò, Viện thăm dò địa chất và khoáng sản Số III của tỉnh Sơn Đông đã phát hiện ra mỏ vàng ở phía bắc bán đảo Tam Sơn của huyện Lai Châu, trữ lượng tài nguyên quặng vàng lên tới hơn 470 tấn (trữ lượng hơn 20 tấn là mỏ vàng lớn và hơn 50 tấn là mỏ vàng đặc biệt lớn), hàm lượng vàng trung bình đạt 4,3g/ tấn. Đây cũng là mỏ vàng duy nhất khai thác trên biển tại trung Quốc.

Mỏ vàng Tam Sơn Đảo được đưa vào hoạt động vào năm 1989. Mỏ sử dụng hình thức khai thác giếng đứng kết hợp với lò vận tải nghiêng và phương pháp khai thác cơ giới hóa phân trụ theo phương ngang bồi lấp phá hỏa; công tác tuyển luyện áp dụng phương pháp hai giai đoạn nghiền, hai giai đoạn tuyển, dùng nước biển tuyển quặng, lọc vàng cyanogen, quy trình công nghệ luyện nung ẩm; Toàn bộ thiết bị về khai thác, bốc xúc, vận tải, nâng kéo, thăm dò đều nhập khẩu từ nước ngoài. Độ sâu khai thác của mỏ Tam Sơn Đảo đã đạt tới -1.050m. Hiện tại, chỉ có 16 mỏ kim loại ở Trung Quốc với độ sâu hơn 1000m. Theo thống kê, trong vòng 10 năm tới, hơn một phần ba mỏ kim loại ở Trung Quốc sẽ đạt hoặc vượt quá độ sâu 1.000m, trong đó mỏ vàng Tam Sơn Đảo là một mỏ kiểu mẫu điển hình.

  3. Mỏ vàng Mponeng - Nam Phi: Mỏ sâu nhất thế giới 4350 mét

  Mỏ vàng Mponeng hiện là mỏ sâu nhất thế giới và là một trong những mỏ vàng quy mô lớn nhất và cao cấp nhất. Tổng chiều dài đường lò và các hào đào lên tới 370 km, và độ sâu kéo dài khoảng 4.350 mét. Phải mất 90 phút để các thợ mỏ di chuyển từ mặt đất đến khai trường, tương tự với thời gian đi lên.

  Mỏ vàng Mponeng nằm ở các tỉnh Tây bắc Nam Phi, góc tây bắc của thềm địa chất Vittwater slander, thuộc mỏ đá cuội vàng - uranium dạng Slander. Trong đới khoáng có hai thân quặng chính: Thân quặng VCR với trữ lượng thăm dò 653.000 ounce (20 tấn) ,trữ lượng được kiểm soát 5,5 triệu ounce (170 tấn). Dưới thân quặng VCR là CLR với trữ lượng thăm dò 3,0 triệu ounce (120 tấn). Mạch quặng dày khoảng 1 mét. Mỏ vàng Mponeng nằm trên Đới vàng Witwater slander, đới vàng có trữ lượng vàng cao nhất thế giới.

  Mỏ vàng Mponeng bắt đầu xây dựng vào năm 1981 và áp dụng phương pháp khoan giếng đứng, đưa thành giếng khổng lồ từ từ nén vào lòng đất, sau đó đào các giếng âm và đường lò vận tải đến lò chợ khai thác.

  Mỏ vàng Mponeng được trang bị thang máy dài nhất thế giới, với khoảng 4.000 thợ mỏ làm việc dưới hầm mỏ mỗi ngày. Tuy nhiên thang máy này khác với thang máy thông thường, mỗi buồng thang máy có 3 tầng, có thể chở một lúc 120 người, khoảng cách lên xuống thẳng đứng đạt 7.490 feet (2.283m); tốc độ tối đa đạt 40 dặm một giờ. Các thợ mỏ cũng cần phải thay chuyển thang máy để đến  khu vực sâu hơn của mỏ vàng.

  Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng của mỏ vàng Mponeng liên tục sụt giảm, cần thiết phải đào xuống sâu hơn để khai thác vàng.

  Mỏ vàng Mponeng tiêu thụ 5.000 pound chất nổ mỗi ngày trong quá trình khai thác. Việc khoan nổ mìn giúp các kỹ sư tiếp cận với trữ lượng vàng dưới sâu hơn, khoảng 6.400 tấn  đất đá được đưa lên mặt đất mỗi ngày.

  1. "Mỏ vàng lớn đẳng cấp thế giới" trên sa mạc

  Các sa mạc ở miền trung Australia có thể chứa rất nhiều vàng. Năm 2015, Công ty khai thác vàng ABM Resources đã thông báo rằng họ được trao tặng danh hiệu “Khu vực dự trữ vàng chưa khai thác lớn nhất Thế giới” trên khu vực rộng lớn ở Trung Úc, bao gồm cả vùng Victoria.

  

  Theo hãng thông tấn Úc, vị trí do ABM thông báo nằm trong khu vực Bumblebee cách phía Đông vùng Kintore 55 km thuộc miền trung Australia, với trữ lượng vàng đã thăm dò siêu lớn. Xét về trữ lượng tài nguyên vàng thì Úc có trữ lượng vàng đứng đầu, chiếm 18% tổng tài nguyên vàng của thế giới. Tuy nhiên, do khu vực mỏ vàng nằm ở vị trí không thuận lợi, thiếu cơ sở hạ tầng, nên để thực hiện khai thác sẽ cần đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn./.MINE

 

 

 

Người dịch

Phạm Viết Thăng

(Nguồn: http://dy.163.com/v2/article/detail/D6LUN9M60514AGFH.html)