Bảy loại ngọc hiếm khi có hàng giả

Ngọc là một loại sản phẩm có giá trị văn hóa được nhiều người chơi và sưu tầm, chính vì thế trên thị trường thường xuất hiện ngọc giả. Chúng được làm từ nhựa, bột đá, thủy tinh,… thông qua nhiều công đoạn gia công có thể đạt đến mức độ gần giống ngọc thật.

Mặc dù có nhiều người thích ngọc, nhưng không thật sự tự tin vào khả năng nhận biết ngọc thật – giả, do đó không giám chi tiền để mua. Dưới đây là 7 loại ngọc mà hầu như không có hàng giả, thậm chí có thể nói là không có vì làm giả khá phức tạp cùng với chi phí cao hơn gấp nhiều lần mua thật.

  1. Ngọc Băng trôi Nam Hồng

Trong đá mã não Nam Hồng, có một nhóm mã não gọi là ngọc băng trôi, với đặc điểm phần gốc trong suốt, phía trên có những đốm hoa màu đỏ đậm, đỏ thổ cẩm hoặc đỏ cà chua, có ánh pha lê, màu trong như băng chủng của phỉ thúy, ngậm nước.

Trong đá mã não Nam Hồng, màu băng trong suốt là màu chính, còn các đốm hoa màu đỏ không lớn, bồng bềnh như băng trôi, có khi chỉ là một vài sợi tia nhỏ nhưng rất tự nhiên. Chính vì đặc điểm hình thành tự nhiên, không có quy luật nhất định nên làm giả đặc biệt khó, dựa vào trình độ kỹ thuật con người hiện nay, chưa có công nghệ nào có thể làm giả được mã não băng trôi Nam Hồng, nếu có làm giả sẽ dễ dàng bị phát hiện từ màu sắc và độ cứng của chúng.

Ngay cả đốm đỏ của mã não Nam Hồng, với kích thước, hình dạng và độ đậm nhạt khác nhau hình thành lên các họa tiết như hoa, chim, người, hoặc phong cảnh, chúng đều tự nhiên và cũng khó có thể làm giả.

  1. Ngọc Thanh Hoa

Trong nhóm ngọc Hòa Điền ở Tân Cương, có một loại ngọc gọi là Thanh Hoa. Loại ngọc này được hình thành dưới sự kết hợp giữa bạch ngọc và mạc ngọc (ngọc đen), hai loại này đi kèm, hòa quyện với nhau hình thành nên rất nhiều những họa tiết khác nhau. Chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Hòa Điền, thuộc khu tự trị Tân Cương, tập trung ở lưu vực sông Karakash.

Ngọc Thanh Hoa hình thành từ sự cộng sinh của bạch ngọc và mạc ngọc, hai loại ngọc này phân cấp rõ rệt, không bị trộn màu tuy nhiên không mất đi vẻ tự nhiên, bóng bảy, thuộc phẩm cấp cao của ngọc. Ngoài ra, hai màu trắng đen đan xen tạo thành vô số những họa tiết mềm mại cuốn hút, đẹp như tranh thủy mặc.

Ngọc Thanh hoa rất khó làm giả, do những vân trắng đen được hình thành tự nhiên, sử dụng công nghệ nhân tạo khó mà mô phỏng được. Tuy vậy không phải là không có, trong các loại đá ngọc, có một loại phỉ thúy tên là Điểu kê rất giống với ngọc Thanh hoa. Loại phí thúy này phẩm cấp cao rất đắt, người ta thường dùng loại phỉ thúy Điểu kê có phẩm cấp thấp để giả làm ngọc Thanh hoa. Để phân biệt chúng, các người chơi ngọc thường dựa vào độ cứng vì ngọc Thanh hoa là ngọc mềm, còn phỉ thúy là ngọc cứng.

 

  1. Ngọc san hô

Ngọc San hô hay còn gọi là ngọc Hoa cúc, là một loại đá quý hữu cơ hình thành tử san hô dưới biển dần biến thành hóa thạch đã trải qua hàng trăm triệu năm vận động của vỏ trái đất, từ dưới đáy biển biến thành đất liền. Bên trong ngọc san hô có nhiều hoa văn tự nhiên, những hoa văn này khác nhau tùy thuộc vào kích thước và loại san hô.

 

Ngọc san hô với các mức độ ngọc hóa khác nhau có tên gọi khác nhau, ví dụ như ngọc hóa hoàn toàn được gọi là ngọc san hô băng chủng, ngọc bán hóa được gọi là ngọc san hô đông địa, không bị ngọc hóa gọi là ngọc san hô sứ. Giá cả từng loại khác nhau nhưng rất khó để làm giả vì tính chất đặc biệt của ngọc san hô.

 

  1. Mạc thúy

Ngọc Mạc thúy dường như rất quen thuộc với những người chơi ngọc, loại ngọc này thoạt  nhìn bên ngoài có màu đen, nhưng khi được chiếu ánh sáng nó sẽ biến thành màu xanh lục. Thực ra bản chất của ngọc Mạc thúy là màu xanh, nhưng do đây là màu xanh đậm của ngọc, nhìn bằng mắt thường sẽ giống với màu đen.

Chính đặc điểm biến sách khi rọi sáng này của ngọc Mạc thúy mà công nghệ nhân tạo khó mà làm giả được.

Nhưng không hẳn là không có hàng giả, ở tỉnh Quảng Tây, có một loại đá gọi là ngọc Hắc thanh, bề ngoài nhìn như màu đen, khi không có dụng cụ để soi rọi thì chúng cũng bóng bảy, trong sáng dễ nhầm lẫn với ngọc Mạc thúy. Tuy nhiên, khi chiếu đèn, ánh sáng của chúng hiện lên đục kèm các vân vàng, khác hẳn với màu xanh sáng thuần khiết của ngọc Mạc thúy.

  1. Ngọc tủy hải dương

Mặc dù được gọi là ngọc tủy nhưng kỳ thực lại là một loại mã não. Tuy nhiên đây là loại mã não chất lượng rất cao và hoàn hảo của mã não tự nhiên, do nguyên nhân hình thành và môi trường khác nhau mà có sự khác biệt về kích thước, hình dạng và màu sắc. Điều đặc thù nhất là những hoa văn, họa tiết rất sinh động, mềm mại tự nhiên.

Ngọc tủy hải dương có tính ngọc, bóng sáp, trong đục, được đánh giá cao ở các họa tiết bên trong. Có thể nói những hoa văn này hàm chứa đầy đủ sơn thủy hữu tình, hoa và chim, con người, thậm chí cả phong cảnh bốn mùa, mỗi một khối, một viên ngọc tủy Hải dương là duy nhất, không có dạng tương tự. Loại đá ngọc này rất hiếm, vì vậy xác suất làm giả dường như bằng không.

  1. Đường ngọc

Đường ngọc là một loại đá ngọc thuộc nhóm ngọc Hòa Điền, có màu biến đổi hỗn hợp giữa trắng, trắng xanh, lục lam và nâu đỏ được hình thành do sự xâm nhập của các khoáng chất như oxit sắt và mangan.

Qua các bức ảnh, chúng ta có thể thấy rằng màu mật đường của Đường ngọc không gãy khúc, mà rất rõ ràng, biến đổi dần dần từ đậm sang nhạt tạo cảm giác thẩm thấu. Những đặc điểm ấy khó có thể làm giả bằng kỹ thuật nhuộm màu.

Một số người cho rằng, có thể sử dụng phương pháp nướng màu để tạo màu mật đường, nhưng trước khi nướng, ta phải sử dụng axit mạnh để ăn mòn màu ngọc Hòa điền, nếu không màu sẽ không thể thẩm thấu vào trong, nhưng làm như thế sẽ phá hủy kết cấu của ngọc Hòa Điền, màu sắc không còn tươi đậm nữa, nếu phóng to sẽ thấy các lỗ nứt dạng tổ ong. Như vậy khả năng làm giả là hầu như không thể.

  1. Ngọc Thúy Thanh

Ngọc Thúy thanh là một loại ngọc thuộc nhóm ngọc Côn Luân, thực chất là ngọc trắng có những vân xanh lục của phỉ thúy, sự kết hợp giữa trắng và xanh tạo cảm giác bắt mắt, độc lạ và rất đẹp.

Lý do ngọc Thúy thanh rất ít hàng giả, trước hết, loại ngọc này ít được quan tâm, vì vậy không nhiều người mua, ngoài ra, màu của ngọc biến đổi không rõ ràng, thậm chí một vài sợi vân xanh gần như vô hình, vì vậy nhiều người thường sử dụng phỉ thúy trắng làm giả, nhưng chỉ cần nhìn là thấy sự khác biệt giữa hai loại này.

 

 

Người dịch

Phạm Viết Thăng

(Nhân viên Biên phiên dịch - Phòng Hành Chính Tổng Hợp

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Đại Bảo)


Nguồn:
https://baijiahao.baidu.com/s?id=1625070593866438312&wfr=spider&for=pc